Lagavulin là cái tên nổi tiếng nhất của đảo Islay, chắc chắn rồi. Whisky của họ đã chinh phục cả thế giới, và sẽ là không nói quá, nếu tuyên bố rằng, chính Lagavulin đã kết nối đảo Islay với phần còn lại của những người yêu thích whisky.
Lagavulin – Hình thành và phát triển
Quá trình thành lập nhà máy Lagavulin
Lagavulin được thành lập từ năm 1816 trên bờ Nam của Islay, còn được gọi là khu vực ‘Kildalton’. Nhà máy chưng cất Lagavulin được xây dựng sau 2 người “hàng xóm” Laphroaig và Ardbeg chỉ 1 năm. Gần 1 thế kỷ sau đó, nhà máy chưng cất Malt Mill đã được xây dựng ngay trên nền đất thuộc Lagavulin .
Người sáng lập của Lagavulin, John Johnston là một loại doanh nhân; chưa đầy một thập kỷ sau khi xây dựng Lagavulin, ông cũng đã mua nhà máy chưng cất Ardmore gần đó (không phải nhà máy Ardmore vùng Speyside). Ardmore ngừng sản xuất vào năm 1835 sau khi sát nhập với Lagavulin.
Nhà máy chưng cất Lagavulin được John Crawford Graham mua lại vào năm 1852 và được bán lại James Logan Mackie & Co. vào năm 1867. Năm 1878 James Logan Mackie đã bổ nhiệm cháu trai của mình, Peter Mackie, làm việc tại nhà máy. Peter sau này đã trở thành chủ sở hữu và trực tiếp tiếp quản Lagavulin sau khi James Logan qua đời vào năm 1889. Peter đã lãng phí chút ít thời gian, tuy vậy ông vẫn có thể tung ra sản phẩm mới, rượu whisky blend ‘White Horse’ dành cho thị trường nước ngoài chỉ một năm sau đó. Không may thay, mãi đến năm 1901, Lagavulin mới có thể xuất khẩu những sản phẩm này.
Loại whisky blend ‘White Horse’ (với thành phần chủ đạo là whisky single malt của chính Lagavulin) chính là thành công lớn và cũng là duy nhất của Peter Mackie.
Lagavulin và quá trình tái thiết
Dù có đem lại thành công cho nhà máy, Peter cũng đã gây ra một số xáo trộn đối với nhà máy, đáng kể nhất có thể kể đến việc xây dựng nhà máy chưng cất Malt Mill vào năm 1908, một cách bất chấp. Lý do cho điều này là bởi một sự thay đổi trong chính sách tại nhà máy chưng cất Laphroaig gần đó. Trong nhiều thập kỷ (kể từ năm 1847), Lagavulin đã đóng vai trò là một trong những đại lý cho Laphroaig, bán rượu whisky được sản xuất tại nhà máy này. Tuy nhiên, vào năm 1907, chủ sở hữu của Laphroaig đã quyết định rằng, họ đã sẵn sàng để “tự thân vận động”.
Ngài Peter Mackie không đánh giá một cách cẩn trọng về việc vai trò đại lý của mình sẽ bị chấm dứt. Sau khi tòa án cho phép Laphroaig hủy bỏ thỏa thuận giữa 2 bên, Peter Mackie đã cho xây dựng một con đập để chặn nguồn cung cấp nước cho Laphroaig. Việc sản xuất tại Laphroaig bị ngưng trệ, và một lần 2 người hàng xóm này lại đệ đơn và giải quyết với nhau trước tòa. Ở đó, Peter Mackie được lệnh phải phá dỡ con đập.
Ngài Peter Mackie đã buộc phải tuân thủ, nhưng đi ngược lại với danh hiệu cao quý của mình, ông vẫn âm mưu trả thù những lao động tại nhà máy Laphroaig, những người đã miệt thị ông. Ông ta cố gắng thâu tóm nhà máy này nhiều lần, và khi mà điều đó dường như không thể xảy ra, ông đã xây dựng và tạo cho họ một đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở vị trí sát sườn Laphroaig.
Năm 1908, ông đã xây dựng nhà máy chưng cất Malt Mill. Vì từng là đại lý cho Laphroaig, Peter Mackie biết rõ từng chi tiết kỹ thuật của nhà máy này. Ứng dụng những tri thức đó, ông ta đã thuê một người thợ để tạo ra 2 bản sao của cột chưng cất tại Laphroaig.
Mục tiêu của Peter Mackie là tạo ra loại whisky mạch nha giống hệt Laphroaig, để có thể đánh bay nhà máy này khỏi ngành công nghiệp whisky. Mọi thứ không diễn ra như cách mà Peter đã mường tượng, tuy vậy nhà máy Malt Mill vẫn tiếp tục hoạt động cho tới tận năm 1960. Trang thiết bị tại ‘Malt Mill’ được gỡ bỏ vào năm 1962 khi Lagavulin được xây dựng lại, còn các tòa nhà cũ của Malt Mill được hợp lại với Lagavulin . Khi bạn bước vào trung tâm đón tiếp du khách của Lagavulin , chính xác là bạn đang đứng trên nhà máy Malt Mill cũ.
Lagavulin bước vào thời kỳ khởi sắc
Sàn mạch nha hóa ngừng sản xuất vào năm 1974, kể từ đó Lagavulin mua mạch nha tại nhà máy Port Ellen gần đó. Lagavulin đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn trong những năm 1980, khi mà tại thời điểm đó, nhà máy này duy trì hoạt động sản xuất chỉ 2 ngày một tuần. Mọi hoạt động trở nên khởi sắc hơn vào năm 1991, nhưng cũng có lúc, số lượng những chai Lagavulin 16 năm tuổi dường như không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngày nay, vấn đề nguồn cung dường như đã được giải quyết cũng như số lượng các phiên bản khác whisky của nhà máy đã trở nên đa dạng hơn, từ loại năm 12 tuổi thông thường (đóng chai ở mức cask strength) cho đến loại 30 năm tuổi cực kỳ cao cấp. Dù vậy, đối với nhiều người, loại whisky 16 năm tuổi cũng như phiên bản ‘Distillers Edition‘ quen thuộc vẫn là 2 sự lựa chọn tốt nhất của nhà máy này.
Lagavulin trong thiên niên kỷ mới
- 2002 – Chai Lagavulin Cask Strength 12 năm tuổi được phát hành, đánh dấu chai whisky chính thức đầu tiên của nhà máy sau một thời gian dài
- 2006 – Chai whisky đóng chai chính thức lâu đời nhất của Lagavulin được phát hành; Lagavulin 30 năm tuổi. Thực tế, chai whisky này có hai phiên bản khác nhau; Lagavulin 30 năm tuổi (52,6%, OB, 2340 Bts.) dành cho thị trường Anh Quốc và Châu Âu, và Lagavulin 30 năm tuổi (54,1%, OB) dành cho thị trường Mỹ và các quốc gia khác
- 2008 – Spirit stills tại Lagavulin được thay thế (một phần). Trong năm 2009, đến lượt wash stills được nâng cấp.
- 2011 – Người quản lý cũ của nhà máy, Peter Campbell được thay thế bởi Georgie Crawford. Điều này chỉ đơn giản là một sự “hoán đổi ngôi vị” của Diageo, bởi Georgie từng làm việc tại nhà máy Talisker còn Peter thì sẽ đến làm việc tại nhà máy Cardhu.