Campbeltown đã từng có một quá khứ huy hoàng với 34 nhà máy chưng cất – nhiều hơn cả vùng Highland vào thời điểm đó. Với những đặc tính đậm mùi dầu, khói, whisky vùng Campbeltown đã từng chiếm lĩnh phần lớn thị phần tiêu thụ tại Scotland. Sau thời kỳ thịnh vượng đó, hầu hết các nhà máy đã phải đóng cửa sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Giờ đây, chỉ còn lại hai nhà chưng cất còn tồn tại, và một mới hồi sinh năm 2004. Tất nhiên, họ vẫn giữ lại phong cách sản xuất và hương vị truyền thống – trong đó có cả vị than bùn đặc trưng như một lời tưởng nhớ đến quá khứ lẫy lừng của Campbeltown.
Campbeltown – Từ mỏ vàng đến vùng đất hoang
Campbeltown – Quá khứ huy hoàng
Suốt những năm 1800, danh tiếng của Campbeltown là không thể phủ nhận. Thậm chí ngay sau khi sản lượng của họ sụt giảm vào những năm 1850, thì whisky nơi đây vẫn luôn được ưa chuộng. Những sản phẩm còn sót lại được bán với giá rất cao và luôn được săn tìm.
Một trong những lý do của sự xuống dốc này, chính là việc giao thông phát triển. Các nhà máy nằm ở vùng hẻo lánh phía Bắc dần tiếp cận với người sử dụng và mang đến những phong cách mới. Nhưng trực tiếp hơn, giống như Lowland, các nhà chưng cất nơi đây dần chạy theo lợi nhuận, từ bỏ cách sản xuất thủ công để tung ra thị trường những sản phẩm sản xuất hàng loạt, kém chất lượng.
Công nghiệp hóa hủy hoại Campbeltown Whisky
Tiếp theo là sự sa sút thảm hại do một số yếu tố gây ra, bao gồm cả việc cải thiện liên kết giao thông đến các nhà máy chưng cất đối thủ ở phía bắc xa xôi, và sự suy giảm chất lượng khi những nhà máy chưng cất vô đạo đức cắt góc và sản xuất ra thối rữa sản xuất hàng loạt.
Chiến tranh thế giới thứ nhất và lệnh cấm rượu ở Mỹ đã làm ảnh hưởng lớn tới cả ngành công nghiệp whisky, và tất nhiên vùng Campbeltown cũng tổn thất nặng nề. Vùng đất này nhanh chóng suy tàn đến mức cuối những năm 1920, chỉ còn duy nhất một nhà máy tồn tại. Đến năm 1934, Springbank và Glen Scotia – hai người khổng lồ còn tồn tại tới ngày nay mở cửa trở lại nhưng cũng chìm trong yên lặng, Campbeltown dường như chìm vào dĩ vãng
3 nhãn hiệu Campbeltown Whisky còn tồn tại
Hai kẻ sống sót – Springbank và Glen Scotia, vẫn là tinh thần nơi đây, dù mỗi nhà máy lại theo đuổi những phong cách rất khác nhau. Một rất mạnh mẽ với khói than bùn làm chủ đạo, một lại theo đuổi hương vị nhẹ nhàng của hoa cỏ.
Kẻ thứ ba – Glengyle đã may mắn được hồi sinh với cái tên Kilkerran trong tay những người chủ sở hữu của Springbank sau 8 thập kỷ vắng bóng. Whisky của Kilkerran đang dần được tung ra thị trường bắt đầu từ năm 2009 với số lượng khiêm tốn, nhưng cũng nhen nhóm lên hi vọng về sự hồi sinh của “vùng đất vàng” năm xưa.