Laphroaig – bề dày lịch sử
Nhà máy chưng cất Laphroaig được biết đến là nhà máy chưng cất rượu nổi tiếng nhất khu vực đảo Islay. Đây là hòn đảo nổi tiếng với các loại mạch nha than bùn mang hương vị cay nồng, nên chúng tôi cho rằng đây là lý do khiến Laphroaig single malt trở thành loại whisky than bùn nổi tiếng nhất. Laphroaig không phải là loại malt whisky mang vị than bùn số 1, nhưng đây chắc chắn là ‘quái vật than bùn’ đầu tiên người hâm mộ phải mê mẩn kể từ sau sự xuất hiện của Lagavulin loại 16 năm tuổi vào năm 1991!
Laphroaig là nhãn hiệu được khai sinh “chính thức” vào năm 1815, nhưng có tin đồn rằng hai anh em Alexander và Donald Johnston thực ra đã xây dựng nhà máy vào khoảng năm 1810, khi hai người bắt đầu canh tác tại khu vực này. Cho đến năm 1826 thì nhà máy chưng cất đầu tiên của Laphroaig sở hữu giấy tờ đăng kí chính thức và thuộc về gia đình Johnston cho đến năm 1954, khi Ian Hunter để lại cho Bessie Williamson.
Gia đình Johnston có một mối liên hệ giữa Laphroaig và một nhà máy chưng cất khác của Islay là Tallant. Nhãn hiệu này tuy đã biến mất từ lâu, theo như những gì được viết trong ‘Moss & Hume’ thì Tallant đã đóng cửa vào năm 1852, nhưng lại thuộc sở hữu của một nhánh khác của gia đình Johnston. Thời đó vẫn duy trì việc kết hôn nội tộc, giữa các cháu trai và cháu gái (nếu hai người thích nhau), vì vậy sau khi kết hôn, cả Laphroaig & Tallant đều được sở hữu bởi cùng một gia đình trong một khoảng thời gian. Nhìn họ tên thì có vẻ như là người ngoại tộc, nhưng Ian William Hunter cũng là một thành viên của gia đình Johnston. Ông bắt đầu làm việc tại Laphroaig vào năm 1908 và ở lại gia đình cho đến khi qua đời vào năm 1954.
Ian Hunter không có con cái, nên ông đã để lại nhà máy chưng cất rượu cho thư ký của mình, Elisabeth (‘Bessie’) Williamson. Bessie là nữ quản lý nhà máy chưng cất rượu đầu tiên ở Islay (và có lẽ ở cả Scotland). Bà quản lý Laphroaig cho đến khi nghỉ hưu năm 1972.
Cuối thế kỷ 19, cả Laphroaig và người hàng xóm Lagavulin của mình đều trở thành một mớ hỗn độn sau khi xảy ra tranh chấp giữa đôi bên. Tất cả bắt nguồn từ White Horse – loại whisky pha trộn nổi tiếng của nhà máy Lagavulin, khi đó do Peter Mackie làm chủ sở hữu. Laphroaig không muốn tiếp tục cung cấp whisky để làm White Horse, và tất nhiên Lagavulin không đồng ý, dẫn tới nhiều xung đột, đỉnh điểm là họ đã đưa nhau ra tòa và thậm chí Peter Mackie đã xây hẳn một con đập để chặn nguồn cấp nước của Laphroaig. Sau khi Laphroaig dành chiến thắng trong vụ kiện, Lagavulin đã làm mọi cách để tạo ra thứ whisky giống như của họ, nhưng lịch sử đã cho thấy mọi cố gắng này đều vô ích, và cũng thật may mắn khi hiện nay cả hai vẫn tồn tại như những tượng đài của đảo Islay.
Trên đây chỉ là một vài thông tin nhỏ từ lịch sử phong phú và đa dạng của nhà máy chưng cất rượu Laphroaig. Các văn sĩ Hà Lan Marcel van Gils và Hans Offringa đã xuất bản một cuốn sách tuyệt vời về chủ đề này: Huyền thoại Laphroaig. Cuốn sách đồ sộ này là một cẩm nang gối đầu giường, bắt buộc phải có đối với tất cả những tín đồ Laphroaig thực sự.
Đây thực sự là một cuốn sách tiên phong khi trình bày chi tiết lịch sử của một nhà máy chưng cất rượu whisky ở Scotland mà KHÔNG phải được chấp bút bởi đội ngũ PR của hãng. Điều này tạo nên sự quyến rũ kỳ lạ của riêng cuốn sách.
Nhà máy rượu Laphroaig trong Thiên niên kỷ mới
- 2002 – Ian Henderson (người bắt đầu sự nghiệp tại Laphroaig năm 1989) nghỉ hưu với vai trò quản lý nhà máy chưng cất rượu.
- 2004 – Phiên bản đầu tiên của Laphroaig ‘Quarter Cask’ được ra mắt. Không nói rõ là có giá trị bao nhiêu năm tuổi, nhưng được cho là đã lên men trong khoảng năm năm. Dung tích của các thùng này tầm trên 100 lít, vì vậy tỷ lệ gỗ – rượu cao hơn nhiều so với các loại thùng thông thường và tạo nên ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ủ rượu.
- 2005 – Nhà máy chưng cất Laphroaig được mua lại bởi Fortune Brand, một công ty con của Beam Global Spirits & Wine.
- 2009 – Huyền thoại Laphroaig 15 năm tuổi được đổi thành 18 năm